Một triển lãm
chuyên về tranh sơn mài chững chạc và gây được cảm tình trong giới nghệ thuật
của vợ chồng họa sĩ: Nguyễn Thị Tiến và Nguyễn Văn Bảng, hai người con của quê
hương Hà Tây lần đầu tiên “Trình làng” ở Thủ đô Hà Nội.
Nữ họa sĩ Nguyễn Thị Tiến:
Cảm nhận chung,
tranh chị như chính cuộc đời vậy. Chân thật về nội dung, giản dị, dễ hiểu về
hình thức. Biết khai thác vẻ đẹp vốn có của hiện thực một vùng quê tiêu biểu
cho nền văn minh lúa nước: “Hội làng”, “Mùa gặt”, “Thiếu nữ” và “Phong cảnh Đa
Sĩ”… Một cái nhìn bình dị theo nhiều chiều không gian và thời gian, cùng với
khả năng làm chủ chất liệu – kỹ thuật sơn mài, thể hiện khá sinh động trong
diễn hình, diễn màu … đã tạo nên cái duyên, cái đẹp trong một số tác phẩm.
Một phong cách nghệ
thuật sơn mài truyền thống theo đúng tiêu chí thẩm định – cái đẹp của tranh sơn
mài truyền thống: độ phẳng, độ bóng, độ trong và độ sâu thăm thẳm của màu, theo
cảm quan của thời đại mình.
Họa sĩ Nguyễn Văn Bảng:
Nhìn chung cảm hứng
sáng tạo của anh đều khơi nguồn từ hiện thực, song hình thức nghệ thuật vừa
thực, vừa thoát tục.
Các tác phẩm: “Đi
chợ”, “Cổng làng”, “Đường làng” đã khai thác được vẻ đẹp vốn có của hiện thực.
Còn tác phẩm: “Huyền thoại dòng sông”, “Những người láng giềng”, “Thiếu nữ
xanh”… lại thiên về các yếu tố tạo hình: siêu thực, biểu hiện, ẩn dụ, v.v… Kết
hợp với các yếu tố tạo hình hiện thực đã khắc họa được hiện thực tâm trạng có
tính triết lý cao làm phong phú phong cách nghệ thuật riêng – một phong cách
nghệ thuật: hiện thực – truyền thống – hiện đại thuộc về kênh tạo hình theo chủ
nghĩa hiện đại
Nghệ thuật là tự thân của mỗi người.
Cái mới, cái đẹp
trong nghệ thuật luôn nảy sinh trên cơ sở truyền thống và tinh hoa nghệ thuật.
Đó là quy luật muôn đời của nghệ thuật.
Xin trân trọng giới
thiệu
Nhà phê bình mỹ thuật
LÊ QUỐC BẢO....